Người tham chiếu là gì? Có phải CV không có phần đánh giá của người tham chiếu sẽ không có giá trị tin tưởng cao hay không? Bạn là sinh viên mới ra trường, không có người tham chiếu thì phải làm sao? Đừng lo lắng, hãy đọc qua bài viết này để tìm ra cách giải quyết bạn nhé!
Vai trò của người tham chiếu tuy quan trọng, tuy nhiên nó không phải là yếu tố chính để nhà tuyển dụng lựa chọn bạn hay không? Thậm chí, có trường hợp những ứng viên có cả những danh sách người tham chiếu ghi trong CV. Thế nhưng, họ vẫn trượt phỏng vấn, nhường cơ hội cho ứng viên chưa từng có kinh nghiệm nhiều. Vậy có nhất thiết phải đặt yêu cầu người tham chiếu trong CV hay không? Người tham chiếu là gì?
Định nghĩa về người tham chiếu là gì?
Người tham chiếu có thể hiểu đơn giản là đồng nghiệp cũ, cấp trên tại công ty cũ có thể là trưởng phòng bộ phận, quản lý, phó giám đốc hay giám đốc… Nói chung là, những người từng làm việc, cộng tác trong các kế hoạch, dự án nào đó với bạn trong một khoảng thời gian nhất định. Họ phải là người đáng tin, và có tiếng nói nhất định, tốt nhất bạn nên lựa chọn một người thân thiết để họ đưa ra những đánh giá tính cực nhất dành cho bạn.
Điều dễ hiểu là chúng ta không thể nào nhờ cậy một người không thiện cảm tốt với mình để làm người tham chiếu. Bởi vì, những gì họ nói sẽ tác động lớn đến việc nhà tuyển dụng xác định năng lực và xem xét thái độ của bạn ở công ty cũ liệu có lặp lại ở hiện tại hay không? Và những điều đó sẽ ảnh hưởng đến quyết định cuối cùng bạn có được nhận hay trượt kết quả phỏng vấn một cách đáng tiếc. Cho nên, việc lựa chọn người tham chiếu cũng rất quan trọng.
Việc gì sẽ xảy ra nếu CV của bạn không có thông tin người tham chiếu?
Thật ra, chẳng có việc gì quá quan trọng xảy ra cả, nên những bạn sinh viên mới ra trường chưa có thông tin người tham chiếu cũng không nên quá lo lắng. Mặc dù tỷ lệ cạnh tranh của bạn có thể sẽ thấp hơn so với những ứng viên khác. Tuy nhiên, so về năng lực và độ phù hợp với định hướng công ty đặt ra. Họ đang tìm kiếm mới ứng viên mới để rèn luyện chuẩn theo văn hóa và cách làm việc của công ty, bạn là người phù hợp hơn.
Chính vì vậy, bạn nên tự tin thể hiện năng lực của bản thân hơn thay vì lo lắng thiếu thông tin người tham chiếu, bạn sẽ bị đánh giá không chuyên nghiệp nhé! Trong những trường hợp, nhà tuyển dụng vẫn tham khảo thông tin người tham chiếu.
Tuy nhiên, họ không căn cứ hoàn toàn vào nó để xác định đó có phải ứng cử viên thích hợp cho công việc hay không? Một CV bao gồm rất nhiều mục khác nhau, và nhà tuyển dụng sẽ xem xét tất cả các mục để phân tích thế mạnh công việc của từng người và đưa ra lựa chọn cuối cùng.
Cách trình bày phần người tham chiếu trong CV
Trước tiên, bạn cần liệt kê danh sách những người có thể ghi vào mục người tham chiếu. Tốt nhất, nên lựa chọn một người bạn tin tưởng và họ có tinh thần trách nhiệm nhất định.
Sau khi đã xác định được người tham khảo cuối cùng, hãy lập ra những đầu dòng cơ bản về người đó, bao gồm:
– Họ và tên đầy đủ
– Chức vụ làm việc của họ
– Mối quan hệ của bạn với họ là gì?
– Tên đầy đủ công ty
– Địa chỉ người tham chiếu
– Thông tin liên lạc cụ thể (số điện thoại, email)
Để phòng trường hợp người tham chiếu quá bận rộn, không thể nhận cuộc gọi hay trì hoãn việc trao đổi thông tin với nhà tuyển dụng, bạn nên chủ động liên hệ trước với họ. Điều này giúp kết nối và tạo điều kiện cho hai bên tiết kiệm thời gian trao đổi thông tin hơn. Ngoài ra, bạn nên tinh tế khi nói chuyện với người tham chiếu để họ hiểu rõ mong muốn và hỗ trợ công việc của bạn tốt hơn.
Hy vọng, với những điều chúng tôi chia sẻ, bạn đã hiểu rõ khái niệm “Người tham chiếu là gì?” Từ đó, nên cân nhắc về vấn đề liên hệ với người tham chiếu để thống nhất thông tin, để trả lời nhà tuyển dụng được suôn sẻ hơn bạn nhé!