Cống hiến là gì? Những điều kiện cơ bản được coi là cống hiến

Bác Hồ từng nói: “Thanh niên phải là rường cột của nước nhà”. Đây là câu nói thể hiện vai trò của thế hệ trẻ trong việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Điều đó cũng có nghĩa là những người trẻ phải cống hiến công sức của mình để đưa đất nước đi lên. Vậy, cống hiến là gì? Tìm hiểu khái niệm này ngay bên dưới bạn nhé!

Cống hiến là gì? Những tấm gương cống hiến vĩ đại

Cống hiến là những việc làm cho thấy chúng ta quên đi những lợi ích riêng tư, tầm thường của bản thân mà dốc hết lòng mang đến lợi ích cho tập thể. Trong đó, đem hết tài năng, sức lực, trí tuệ của bản thân góp phần vào và đưa sự nghiệp chung của tập thể phát triển theo hướng tích cực.

Chúng ta có thể thấy rõ sự cống hiến này ở thế hệ thanh niên, đoàn viên, đảng viên. Họ là những biểu tượng cống hiến theo lời dạy của Bác Hồ kính mến. Bằng những nhiệt huyết, tài năng của bản thân mà họ đã góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước ngày càng phát triển về mọi mặt.

Ngày nay, ở bất kỳ lĩnh vực nào cũng có những con người cống hiến thầm lặng. Chẳng hạn như trong giai đoạn đất nước bị dịch bệnh tấn công thì những chiến sĩ công an, lực lượng nhân dân tự vệ, đội ngũ y bác sĩ… đã cố gắng cống hiến sức mình để kiểm soát tình hình dịch và cứu chữa những người đang bị bệnh.

Lùi về quá khứ, chúng ta sẽ nhìn thấy biết bao thế hệ người đã đổ máu, hy sinh, quên đi thân mình để đánh đuổi giặc, gìn giữ hòa bình, tự do cho dân tộc. Đó là những tấm gương cống hiến cao cả mà đời đời được tổ quốc ghi công.

Trong lĩnh vực nghệ thuật, những bài hát như Quốc ca, Đội ca, những tác phẩm nghệ thuật… đã được các nghệ sĩ sáng tác bằng chính tài năng, trí tuệ của mình để lại cho con cháu đời sau một kho tàng nghệ thuật quý giá.

Trong lĩnh vực kiến trúc, kiến trúc sư Ngô Viết Thụ đã thiết kế “Dinh độc lập” và để lại một công trình vĩ đại cho nước nhà. Cho đến ngày nay, công trình vẫn tồn tại, được bảo vệ nguyên vẹn giá trị và tiếp tục duy trì cho đến thế hệ sau.

Những điều kiện được coi là cống hiến

Chúng ta đừng nhầm lẫn rằng, mọi hành động làm việc đều là cống hiến. Để được coi là sự cống hiến cần có 3 điều kiện cơ bản như sau:

– Hành động đó phải có giá trị và ý nghĩa đối với cộng động.

– Hành động đó phải giúp cho xã hội phát triển theo hướng tiến lên.

– Hành động đó chưa có người nào làm được tính đến thời điểm mà người đó thực hiện.

Trong cuộc sống, cống hiến thể hiện ở mọi lúc mọi nơi, đó là cả một quá trình giúp cho đất nước ngày càng đi lên. Tinh thần này cần được duy trì và phát huy, phấn đấu nhiều hơn để đạt đến văn minh, tiến bộ.

Cách để phát huy sự cống hiến

Duy trì đạo đức

Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, một người hi sinh vì lợi ích của tập thể mà không đòi hỏi được đáp lại thì điều đó thể hiện tinh thần cống hiến, đạo đức của họ. Do đó, chúng ta nên hướng theo tiêu chí này và xem đây là một trong những điều cần duy trì, tránh biến chứng.

Khi làm việc, muốn xã hội phát triển thì cần miệt mài, không ngại khó khăn và đặc biệt là bỏ qua những lợi ích riêng, trục lợi cá nhân. Đây cũng là phẩm chất đạo đức cần có của những người mang sứ mệnh xây dựng đất nước.

Hướng đến những giá trị tốt đẹp

Một xã hội phát triển mà có sự đóng góp của bạn, hẳn là bạn sẽ được cộng đồng tôn vinh, tán thưởng. Một điều đáng trân quý giúp bản thân cảm thấy có giá trị và trở nên thanh cao, mình càng nhận rõ hơn con đường hướng đến sự cống hiến là hoàn toàn đúng đắn.

Cống hiến từ những điều đơn giản nhất

Hãy dùng sức lực của mình để làm những việc có ý nghĩa dù là nhỏ nhất. Có thể từ đó bạn nhận được những thành quả không ngờ đến. Đừng nhầm tưởng rằng những việc cao cả này đều dành cho những người có trí lớn mà bỏ qua những việc làm của bản thân. Bởi mọi công sức đóng góp của bất kỳ cá nhân nào cũng đều có giá trị, mang ý nghĩa xây dựng xã hội.

Cống hiến là gì? Khái niệm này là một phạm trù rộng lớn mà trước tiên mỗi cá nhân nên cố gắng hoàn thiện bản thân. Sau đó là dùng năng lực của mình để tạo ra giá trị tốt đẹp cho dân tộc.